6 thg 5, 2010

Bàn về văn hóa


Trên báo SGTT có một tác giả viết một bài viết, kiểu viết như dạng bút ký, nhưng bàn đến một bấn đề rất ít người để ý bay giờ nhưng rất quan trọng, đó là nghệ thuật - văn hóa. 
Trên báo SGTT có một tác giả viết một bài viết, kiểu viết như dạng bút ký, nhưng bàn đến một bấn đề rất ít người để ý bay giờ nhưng rất quan trọng, đó là nghệ thuật - văn hóa. Hội họa, nghệ thuật nói rộng ra là văn hóa. Văn hóa là cái kết tinh của tính sáng tạo của con người. Vậy thưởng thức văn hóa, cảm thụ văn hóa cũng là một cách cảm thụ cuộc sống, cảm nhận con người một cách tuyệt vời nhất. Người thời nay nhiều khi lóa mắt trước công nghệ, trước lối sống nhanh, thiên về bản năng mà quên nhiều cái tinh túy, thực chất do chính tay con người làm ra. Không dám bàn nhiều về vấn đề này, nhưng tôi cũng xin nói, cái gì là gốc gác thì mới bền vững được. Những con người biết đi lên hay nhìn nhận từ gốc gác thì chắc chắn sẽ trở thành con người tốt. Đơn giản là con người tốt.


Yêu nghệ thuật thì mua đi!
SGTT - Một “đại gia” thanh minh với hoạ sĩ: “Bác tính em mà bỏ ra mấy ngàn đôla mua một bức tranh treo ở nhà, nhìn hàng ngày mà chả hiểu gì thì có quá vô lý không. Thôi thì để em cho con cháu học qua nghệ thuật tí chút đã”.
Một tổng giám đốc mua tranh trừu tượng treo phòng khách tự tin nói: “Tôi thích bức khoả thân kia cơ nhưng bà xã không chịu. Bà ấy tân tiến lắm không phong kiến đâu, nhưng thầy bói bảo người ở trần không quần áo treo nó “sái”, không phát tài! Trừu tượng cũng tiện vì ai cũng tưởng nó là “văn hoá”!”.
Một “đại gia” khác tuyên bố phải có chí làm văn hoá, tập đoàn của ta phải xây được công trình đá to hơn, đẹp hơn kim tự tháp, Angkor và Borobudua… và say sưa thuyết trình ý tưởng “thiên niên kỷ” đó với các cấp lãnh đạo. Người làm văn hoá nghiêm túc hoảng sợ những tuyên bố hài hước và ý tưởng thô sơ như vậy.
Lại có một bạn trung lưu xây xong cái biệt thự “trong mơ” muốn mua tranh trang trí. Vợ chồng, vốn quen thân với cả chục hoạ sĩ trẻ và già, sau khi tham khảo mọi phương án, dạo các xưởng vẽ và phòng tranh đi tới quyết định mua hai chục cái tranh chép, giá một triệu đồng mỗi bức. Vợ bảo: “Cho chắc ăn, toàn tranh các danh hoạ quốc tế cả. Mua tranh bạn bè hoạ sĩ trong nước chả biết thế nào!”.
Một nhà sưu tầm gốc Hà Lan, sống ở Jakarta an ủi hoạ sĩ: “Bên Indonesia cần bốn thế hệ mới có người mua tranh. Thế hệ đầu làm cách mạng giành độc lập, thế hệ sau học quản lý, sau nữa làm giàu rồi bây giờ “các cháu” có học hành mới tập sự chơi tranh. Là hoạ sĩ chân chính, có tài, bạn cứ bình tĩnh, đừng sốt ruột!”.
Trong kinh tế thị trường có thị trường nghệ thuật. Thuận lợi nhất là thị trường tranh tượng vì bản chất chúng là một đồ vật do cá nhân làm ra, thuận mua vừa bán không dây nhợ đầu tư, quản lý, tổ chức, thi công… phức tạp như các ngành khác. Vậy mà thị trường mỹ thuật Việt Nam vẫn nghiệp dư, èo uột. Xuất phát điểm giá tranh các hoạ sĩ hàng đầu Việt Nam và Trung Quốc tại Hong Kong đầu những năm 1990 là ngang nhau. Nay thì giá tranh họ gấp trăm, gấp ngàn lần ta! Đó là một thực tế và thực tế đó cũng quay lại đẩy mỹ thuật ta vào thế bí. Chỉ sau hai mươi năm, Trung Quốc từ số không nhảy lên hàng thứ ba, chiếm 20% thị phần mỹ thuật thế giới, chỉ sau Anh (26%) và Mỹ (40%)! Hai trụ cột bảo trợ văn hoá là nhà nước và doanh nghiệp. Các quỹ văn hoá của các doanh nghiệp làm việc tốt, nhà nước có nhà đấu giá, hội chợ… có chính sách hỗ trợ nghệ sĩ và gallery, bỏ hẳn bao cấp, cấm hẳn tượng đài lãng phí. Trụ cột thứ ba là lớp trung lưu, mới giàu lên cơn sốt sưu tập! Ta thì ngược lại, thị trường bao cấp và “xã hội hoá” đều toàn tượng đài và lễ hội hoặc “tâm linh”. Các doanh nghiệp không có quỹ hỗ trợ văn hoá hoạt động chuyên nghiệp, chỉ toàn mua bán từ thiện cấp thời. Lớp mới giàu và trung lưu hoàn toàn không có khái niệm “chơi” hay sưu tầm nghệ thuật! Nạn làm tranh giả, tranh nhái hoành hành càng làm thị trường nhỏ nhoi thêm lụn bại. 99% tranh tượng bán cho khách du lịch và nhà sưu tầm nước ngoài, hoàn toàn không có thị trường nội địa!
Trong 86 triệu dân mà có được 10.000 vị trung lưu, trí thức, doanh nhân, công ty, cơ quan, quan chức… yêu nghệ thuật, mỗi năm mỗi người tự chọn mua một tác phẩm thì dần nước ta cũng có thị trường nghệ thuật 10 – 20 triệu đô, cũng dần thành nước văn hoá, lo gì!
Nói thì hay quá!
Có yêu nghệ thuật thì mua đi!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét